Hậu kỳ phim quảng cáo là một khâu đòi hỏi tính chuyên môn cũng như kỹ thuật cao và được xem là thao tác quan trọng làm nên được video quảng cáo đặc sắc thu hút khách hàng. Và để làm nên được thành công đó thì cần nắm giữ những bí quyết về kỹ thuật, kiểu dựng phim khi làm hậu kỳ phim quảng cáo.
Các kĩ thuật không thể thiếu trong dựng phim
Với bất kỳ bộ phim quảng cáo nào thì thủ thuật chuyển cảnh linh hoạt hay hiệu ứng trong chuyển cảnh là các kỹ thuật không thể nào thiếu. Và một khi đã nắm bắt rõ về chúng thì chắc hẳn có thể thực hiện những thước phim quảng cáo độc đáo.
Chuyển cảnh linh hoạt (CUT)
Cut nói một cách dễ hiểu thì đây chính là sự chuyển tiếp từ cảnh này sang cảnh khác hoặc cắt giảm đi những chi tiết dư thừa trong bối cảnh quay từ đó tạo sự logic, đẹp mắt cho đoạn video quảng cáo.
Cutting on action: Kỹ thuật ghép khéo léo nhiều góc quay của cùng phân cảnh vào với nhau sao cho vẫn mang đến được sự liền mạch trong cốt truyện và đây cũng là cách cắt chuyển cảnh rất thịnh hành trong quá trình làm hậu kì phim quảng cáo.
Cut away: Đây kỹ thuật khởi đầu bằng một cảnh quay sau đó chèn cảnh khác vào rồi tiếp đến lại quay trở về với những diễn biến của cảnh quay ban đầu. Với lối chuyển cảnh này có thể sử dụng để biểu hiện suy nghĩ trong tâm trí nhân vật hoặc cũng có thể miêu tả trong cùng một bối cảnh với nhân vật.
Jump cut: Được xem là thủ thuật đẩy nhanh thời gian mặc dù nó không được khuyến khích sử dụng nhưng nếu khéo léo ứng dụng nó vào làm hậu kì phim quảng cáo thì kết quả sẽ vượt ngoài mong đợi.
Hiệu ứng trong chuyển cảnh
Fade in – Fade out: Một kỹ thuật cực kỳ kinh điển với mục đích dùng để kết thúc hoặc mở đầu cảnh phim bằng hiệu ứng sáng lên hoặc tối đi khi chuyển cảnh. Nếu như Fade in sẽ đưa cảnh quay sáng dần lên sau màn ảnh đen thì Fade out lại có nhiệm vụ làm mờ dần cảnh quay hiện tại cho đến tới khi xuất hiện màn đen.
Dissolve dissolve: Hiệu ứng này hoạt động khá giống nguyên lý Fade in – Fade out, khác ở chỗ với Fade thì đích đến cuối cùng màn đen thì Dissolve lại là phân cảnh mờ đi và tiếp nối là sự xuất hiện và chồng lặp của những phân cảnh sau đó.
Một số nguyên tắc trong dựng phim quảng cáo cần nhớ
Nguyên tắc kể đến đầu tiên đó chính là dựng thô: dựng một bản nháp để căn chỉnh, lược bỏ phần thừa và bổ sung những điều cần thiết nhằm giúp công đoạn dựng diễn ra nhanh chóng hơn.
Vấn đề thứ hai cần quan tâm chính là thông điệp đưa ra cần logic, ngắn gọn, nội dung thu hút khiến khách hàng dễ dàng ghi nhớ sản phẩm.
Nguyên tắc cuối cùng cần tôn trọng sự thật, không “màu mè, nói quá”.
Các phương thức dựng phim nên cân nhắc khi làm hậu kì phim quảng cáo
Phương thức câu chuyện: Áp dụng khá phổ biến hiện nay và theo một trật tự nhất định của hành động, với lối dựng này sẽ khiến khán giả dễ theo dõi diễn biến của nhân vật.
Phương thức phân tích: Đây kiểu dựng ghép nối rất thịnh hành hiện nay dựa theo mối quan hệ: điều kiện-mục đích, nguyên nhân-kết quả, …,
Phương thức tương phản: Để làm bật lên những điểm mạnh về thương hiệu thì ngày nay những nhà làm hậu kỳ phim quảng cáo đã đưa ra sự đối lập giữa các trạng thái khác nhau.
Phương thức song song: Thực sự đây được xem là phương thức dựng lấy hai hành động cùng xảy ra nhưng lại khác không gian đòi hỏi khá nhiều kỹ năng do đó thường ít được áp dụng.
Phương thức tư duy: Khi trình bày về một chủ đề phức tạp và thông thường hay áp dụng loại hình này cho những những quảng cáo có tính chuyên môn, sản phẩm khó hay mang tính chất khoa học.
Việc vận dụng những kỹ thuật và kiểu dựng khi làm hậu kỳ quảng cáo là một khâu mấu chốt quyết định sự thành bại của những thước phim. Và lẽ dĩ nhiên không phải ai ai cũng có thể cho ra những sản phẩm xuất sắc chính vì thế hãy lựa chọn một đơn vị làm phim chuyên nghiệp để tạo nên những đứa con tinh thần hoàn mỹ.